Wednesday, August 24, 2016

Tổng quan về công nghệ ảo hóa - VMware

1. Ảo hóa là gì ?
Ảo hóa là công nghệ cho phép chạy đồng thời nhiều OS trên 1 máy tính . Cùng chia sẽ tài nguyên phần cứng và được quản lý bởi lớp ảo hóa ( Hypervisor )
Lớp ảo hóa nằm giữa lớp hardware và OS giúp quản lý, phân phát tài nguyên phần cứng cho lớp các OS ảo hoạt động ở trên.


2. VMWare vSphere là gì 
VMWare vSphere là bộ sản phẩm của VMWare, dùng để phục vụ nhu cầu ảo hóa hệ thống.

3. Các thành phần và chức năng của vSphere 

Với VMware vSphere, người quản trị có rất nhiều các công cụ để sử dụng cho mọi môi trường kiến trúc khác nhau từ vài máy chủ đến hàng ngàn máy chủ bởi sự năng động trong việc điều khiển các nguồn tài nguyên, cũng như tính sẵn sàng cao, tính năng chịu lỗi ưu việt của sản phẩm.

Bộ sản phẩm VMware vSphere bao gồm các sản phẩm với nhiều chức năng cho phép cung cấp đầy đủ các tính năng ảo hóa: 

- VMware ESX and ESXi
- VMware Virtual Symmetric Multi-Processing
- VMware vCenter Server
- VMware vCenter Update Manager
- VMware vSphere Client
- VMware vMotion and Storage vMotion
- VMware Distributed Resource Scheduler
- VMware High Availability
- VMware Fault Tolerance
- VMware Consolidated Backup
- VMware vShield Zones
- VMware vCenter Orchestrator

3.1. VMware ESX và ESXi

VMWare ESXi Server : lớp ảo hóa chính chạy trên nền server vật lý ( hay còn gọi là Hypervisor )
Cốt lõi của bộ sản phẩm vSphere là hypervisor, là lớp ảo hóa nền tảng cho phần còn lại của dòng sản phẩm. Trong vSphere, hypervisor bao gồm hai hình thức khác nhau: VMware ESX và VMware ESXi. Cả hai sản phẩm này đều có thể hỗ trợ cùng một tập hợp các tính năng ảo hóa, và cả hai được cài đặt và chạy trên hệ thống phần cứng. VMware ESX và ESXi chỉ khác nhau về cách thức đóng gói.
VMware ESX bao gồm hai thành phần tương tác với nhau để cung cấp một môi trường ảo hóa năng động và mạnh mẽ: Service Console và VMkernel. Service Console là hệ điều hành được sử dụng để tương tác với VMware ESX và các máy ảo chạy trên máy chủ. Service Console bao gồm các dịch vụ có thể tìm thấy trong các hệ điều hành truyền thống chẳng hạn như tường lửa, Simple Management Protocol (SNMP) hay web server... Tuy nhiên Service Console cũng thiếu nhiều tính năng và lợi ích mà hệ một điều hành truyền thống cung cấp, đây không phải là sự thiếu hụt mà vì chúng đã được loại bỏ để Service Console chỉ bao gồm những dịch vụ cần thiết cho việc hỗ trợ ảo hóa. Thành phần thứ hai là VMkernel, VMkernel là nền tảng thực sự của quá trình ảo hóa. Các VMkernel quản lý truy cập của máy ảo đến các phần cứng vật lý bên dưới bằng cách cung cấp quá trình sử dụng của CPU, quản lý bộ nhớ, và quá trình chuyển đổi dữ liệu ảo.
VMware ESXi là thế hệ kế tiếp của nền tảng ảo hóa VMware. Không giống như VMware ESX, ESXi cài đặt và chạy mà không cần Service Console, điều này làm cho ESXi nhẹ hơn hẳn. ESXi chia sẻ cùng một VMkernel như VMware ESX và hỗ trợ cùng một tập hợp các tính năng ảo.

3.2. VMware Virtual Symmetric Multi-Processing
VMware Virtual Symmetric Multi-Processing (VSMP, hay SMP ảo) cho phép nhà quản trị cơ sở hạ tầng có thể xây dựng các máy ảo với nhiều bộ xử lý ảo. VMware Virtual SMP không phải là một sản phẩm bản quyền cho phép ESX/ESXi được cài đặt trên máy chủ với nhiều bộ xử lý, mà nó là công nghệ có phép sử dụng nhiều bộ xử lý bên trong một máy chủ ảo hóa. Với VMware Virtual SMP, những ứng dụng cần sử dụng nhiều CPU sẽ có thể chạy trên các máy ảo đã đượccấu hình với nhiều CPU ảo. Điều này cho phép các tổ chức ảo hóa nhiều ứng dụng hơn mà không xảy ra xung đột cũng như khả năng không đáp ứng được các yêu cầu về mức độ dịch vụ (SLA).

3.3. VMware vCenter Server

VMware vCenter Server cũng giống như Active Directory. Nó cung cấp một tiện ích quản lý tập trung cho tất cả máy chủ ESX/ESXi và máy ảo tương ứng của nó.

Vmware vCenter Server là một ứng dụng về cơ sở dữ liệu dựa trên nền Window cho phép quản trị viên triển khai, quản lý, giám sát, tự động hoá, và bảo mật cho cơ sở hạ tầng ảo một cách dễ dàng. Các cơ sở dữ liệu back-end được vCenter Server sử dụng để lưu trữ tất cả các dữ liệu về máy chủ và các máy ảo. Bên cạnh việc cấu hình và quản lý hệ thống, vCenter còn có các tính năng như cung cấp và triển khai các máy ảo một cách nhanh chóng, điều khiển việc phân phối tài nguyên tốt hơn. vCenter Server cung cấp các công cụ phục vụ cho các tính năng nâng cao của VMware VMotion, Vmware Distributed Resource Scheduler, VMware High Availability, và VMware Fault Tolerance.

Ngoài VMware VMotion, VMware Distributed Resource Scheduler, VMware High Availability, và VMware Fault Tolerance, việc sử dụng vCenter Server để quản lý máy chủ ESX/ESXi cũng mở ra một số tính năng khác:

- Enhanced VMotion Compatibility (EVC) có chức năng thúc đẩy phần cứng từ Intel và AMD để có được khả năng tương thích CPU tốt hơn giữa các máy chủ trong VMware DRS cluster
- Host Profiles mang lại sự nhất quán hơn cho các quản trị viên trong việc cấu hình máy chủ và để xác định cấu hình bị thiếu hoặc không chính xác
- vNetwork Distributed Switches cung cấp nền tảng cho việc tinh chỉnh hệ thống mạng trên diện rộng và các thiết bị chuyển mạch ảo của bên thứ ba.

vCenter Server đóng vai trò trung tâm trong vSphere. vCenter Server có sẵn trong ba phiên bản:
- vCenter Server Essentials được tích hợp vào phiên bản vSphere Essentials để triển khai cho các doanh nghiệp nhỏ
- vCenter Server Standard cung cấp tất cả các chức năng của Server vCenter, bao gồm dự phòng, quản lý, giám sát, và tự động hóa.
- vCenter Foundation Server giống như vCenter Server Standard nhưng được giới hạn trong quản lý ba máy chủ ESX/ESXi.

3.4. VMware vCenter Update Manager

vCenter Update Manager là một plug-in cho Server vCenter giúp người dùng quản lý máy chủ ESX/ESXi và các máy ảo được cập nhật đầy đủ. vCenter Update Manager cung cấp các chức năng sau đây:
- Quét để xác định hệ thống có tương thích với các bản cập nhật mới nhất không.
- Các quy tắc do người dùng định ra để xác định những hệ thống đã quá hạn.
- Tự động cài đặt các bản vá lỗi cho các máy chủ ESX/ESXi.
- Tích hợp đầy đủ với các tính năng khác như Distributed Resource Scheduler...
- Hỗ trợ vá lỗi cho hệ điều hành Windows và Linux.
- Hỗ trợ bản vá lỗi cho các ứng dụng Windows trong máy ảo.

3.5. VMware vSphere Client

VMware vSphere Client là một ứng dụng trên nền Windows cho phép bạn quản lý các máy chủ ESX / ESXi trực tiếp hoặc thông qua một vCenter Server. Bạn có thể cài đặt vSphere Client bằng trình duyệt với URL của máy chủ ESX/ESXi hoặc vCenter Server và chọn liên kết cài đặt thích hợp. vSphere client là một giao diện đồ họa (GUI) được sử dụng để quản lý tất cả các nhiệm vụ theo từng ngày. Sử dụng máy trạm để kết nối trực tiếp đến một máy chủ ESX / ESXi đòi hỏi bạn phải sử dụng một tài khoản người dùng được lưu trên máy chủ đó, trong khi sử dụng máy trạm để kết nối đến vCenter Server thì yêu cầu bạn phải sử dụng tài khoản Windows trên máy vCenter Server. Hầu như tất cả các công cụ quản lý công việc đều sẵn sàng khi bạn đang kết nối trực tiếp vào một máy chủ ESX/ ESXi cũng như khi bạn đang kết nối với một vCenter Server. Tuy nhiên những khả năng quản lý có sẵn thông qua một vCenter Server thì sẽ nhiều hơn và quan trọng hơn khi kết nối trực tiếp tới một máy chủ ESX /ESXi.

3.6. VMware VMotion và Storage VMotion
VMotion hay còn được gọi là live migration, là một tính năng của ESX / ESXi và vCenter Server cho phép một máy ảo đang chạy có thể được di chuyển từ một máy chủ vật lý này đến một máy chủ vật lý khác mà không cần phải tắt nguồn máy ảo. Sự di chuyển giữa hai máy chủ vật lý xảy ra không có thời gian chết và không làm mất kết nối mạng đến máy ảo. VMotion đáp ứng cho nhu cầu của một tổ chức nhằm duy trì SLA để đảm bảo tính sẵn sàng cho server. Quản trị viên có thể dễ dàng dùng VMotion để loại bỏ tất cả các máy ảo từ một máy chủ ESX /ESXi để thực hiện bảo trì. Sau khi bảo trì hoàn tất và máy chủ được đưa trở lại trực tuyến, VMotion một lần nữa có thể được sử dụng để trả các máy ảo đó về với máy chủ ban đầu. Ngay cả trong các hoạt động bình thường hàng ngày, VMotion có thể được sử dụng khi nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ đang cạnh tranh tài nguyên. VMotion có thể giải quyết vấn đề bằng cách cho phép người quản trị di chuyển bất kì máy ảo đang chạy nào đang bị tranh chấp tài nguyên nhưng có nhu cầu sử dụng tài nguyên lớn hơn đến một máy chủ ESX/ESXi khác.
Storage VMotion xây dựng trên ý tưởng và nguyên tắc của Vmotion nhằm làm giảm thời gian chết cùng với chức năng có thể di chuyển kho lưu trữ của máy ảo trong khi nó đang chạy. Tính năng này đảm bảo sẽ không xảy ra việc ngừng các máy ảo khi dữ liệu quá tải hoặc chuyển dữ liệu sang một mạng hệ thống dữ liệu mới (Storage area network) và cung cấp cho quản trị viên một công cụ để tăng tính linh hoạt nhằm đáp ứng những yêu cầu trong công việc.

3.7. VMware Distributed Resource Scheduler

Distributed Resource Scheduler (DRS) là một tính năng nhằm cung cấp một tiện ích giúp tự động phân phối nguồn tài nguyên đến nhiều máy chủ ESX / ESXi được cấu hình trong cùng một cluster. Một ESX / ESXi cluster là một tập hợp tiềm ẩn về sức mạnh CPU và bộ nhớ của tất cả các máy chủ tham gia vào cluster đó. Sau khi hai hoặc nhiều máy chủ đã được gán vào 1 cluster thì chúng sẽ làm việc đồng loạt để cung cấp CPU và bộ nhớ cho các máy ảo được gán trong cluster.
Mục tiêu của DRS có hai phần:

- Khi khởi động, DRS sẽ nỗ lực để đặt từng máy ảo trên máy chủ thích hợp để chạy máy ảo đó tốt nhất.
- Trong khi một máy ảo đang chạy, DRS sẽ tìm cách cung cấp cho máy ảo các tài nguyên phần cứng cần thiết và giảm thiểu số lượng tranh chấp tài nguyên để duy trì hiệu suất tối đa.
DRS không chỉ hoạt động lúc khởi động máy ảo mà còn quản lý vị trí của máy ảo trong khi nó đang chạy.

3.8. VMware High Availability

Trong nhiều trường hợp, tính sẵn sàng cao (HA) hoặc thiếu tính khả dụng cao là lý do chính chống lại sự ảo hóa. Trước khi ảo hóa, sự xuất hiện lỗi của một máy chủ vật lý chỉ ảnh hưởng đến một ứng dụng hoặc công việc. Tuy nhiên sau khi ảo hóa, thì lỗi này sẽ ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng hoặc công việc đang chạy trên máy chủ tại thời điểm đó.

Chính vì vậy Vmware High Availability (HA) được biết đến như là giải pháp cho vấn đề này. VMware HA cung cấp một quá trình tự động cho việc khởi động lại máy ảo đang chạy trên một máy chủ ESX/ ESXi tại thời điểm mà server bị lỗi. VMware HA có tính năng không giống như DRS, không sử dụng công nghệ Vmotion như một phương tiện chuyển đổi server đến một máy chủ khác.

3.9. VMware Fault Tolerance

Vmware Fault Tolerance (FT) là tính năng dành cho những người có yêu cầu về tính sẵn sàng cao hơn so với VMware HA có thể cung cấp. VMware HA bảo vệ khỏi việc phát sinh lỗi của máy chủ vật lý bằng cách khởi động lại máy ảo vào lúc xảy ra lỗi, tuy nhiên việc làm này sẽ phát sinh thời gian ngừng hoạt động (downtime) khoảng 3 phút.
Đối với VMware FT, thời gian ngừng hoạt động sẽ được loại bỏ, bằng cách sử dụng công nghệ vLockstep. VMware FT duy trì một bản sao của máy ảo phụ và nó được lưu trữ trong lockstep của máy ảo chính nằm trên một máy chủ vật lý riêng biệt. Tất cả mọi thứ xảy ra trên máy ảo chính đều xảy ra trên máy ảo phụ, do đó khi máy ảo chính chạy trên máy chủ vật lý bị lỗi thì các máy ảo thứ cấp có thể ngay lập tức bước vào phiên làm việc mà không mất kết nối. VMware FT cũng sẽ tự động tạo ra máy ảo phụ trên máy chủ khác một khi mà máy chủ vật lý chứa máy ảo thứ cấp đang chạy đó bị lỗi. Trong trường hợp những máy chủ đang cùng chạy máy ảo chính và máy ảo phụ bị lỗi thì VMware HA sẽ khởi động lại máy ảo chính trên một máy chủ đã sẵn sàng, và VMware FT cũng sẽ tự động tạo ra một máy ảo phụ mới. Chính vì vậy mà máy ảo chính luôn được bảo đảm sẵn sàng.
VMware FT có thể làm việc cùng với Vmotion nhưng nó không thể làm việc với DRS, vì vậy phải vô hiệu hóa DRS trên các máy ảo được bảo vệ với VMware FT.

3.10. VMware Consolidated Backup

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với hệ thống mạng không chỉ là một cơ sở hạ tầng được ảo hóa mà còn cần một chiến lược dự phòng vững chắc. VMware Consolidated Backup (VCB) là một bộ công cụ và giao diện cung cấp chức năng sao lưu Lan-free và Lan-based cho các giải pháp backup. VCB đưa ra một tiến trình sao lưu với một máy chủ vật lý hay máy ảo chuyên dụng và cung cấp hướng tích hợp với các giải pháp sao lưu khác như Backup Exec, TSM, NetBackup, … VCB sử dụng lợi thế của chức năng snapshot (lưu lại tình trạng và dữ liệu của máy ảo) trong ESX / ESXi để gắn kết thông tin snapshot vào hệ thống tập tin của máy chủ VCB. Sau khi các file trong máy ảo tương ứng được gắn kết, toàn bộ những máy ảo hoặc các tập tin cá nhân có thể được sao lưu bằng cách sử dụng công cụ sao lưu khác. VCB có những lệnh tích hợp với một số các giải pháp sao lưu khác để cung cấp một phương tiện tự động hoá quá trình sao lưu.

3.11. VMware vShield Zones

VMware vSphere cung cấp một số tính năng kết nối mạng ảo, và vShield Zones xây dựng dựa trên chức năng mạng ảo của vSphere để thêm vào chức năng tường lửa ảo. vShield Zone cho phép người quản trị vSphere quan sát và quản lý mạng lưới giao thông xảy ra trên các thiết bị chuyển mạch ảo. Chúng ta có thể áp dụng các chính sách an ninh mạng trên toàn bộ các nhóm máy, và phải đảm bảo rằng các chính sách này được duy trì đúng mặc dù các máy ảo có thể di chuyển từ máy chủ này sang máy chủ khác thông qua VMotion và DRS.

3.12. VMware vCenter Orchestrator

VMware vCenter Orchestrator là một công cụ tự động hóa quy trình làm việc và được cài đặt một cách tự động đối với các phiên bản vCenter Server. Sử dụng vCenter Orchestrator, các quản trị viên có thể xây dựng một qui trình công việc tự động từ đơn giản cho đến phức tạp.

3.13. vNetwork

Một hệ thống mạng ảo sẽ thực hiện việc kết nối các máy chủ và máy ảo với nhau thông qua các Switch ảo (vSwitch). Tất cả các thông tin mạng trên một máy chủ được truyền tải qua một hoặc nhiều vSwitch. Một vSwitch cung cấp kết nối giữa các máy ảo với nhau ngay cả khi chúng nằm trên cùng một máy chủ hoặc trên nhiều máy chủ khác nhau. Một vSwitch cũng cho phép kết nối đến Service Console của máy chủ ESX, đến Management Network của máy chủ ESXi và thậm chí đến những IP storage.
Trên một vSwitch có các kiểu kết nối sau:

- Service Console port : chỉ dành riêng cho máy chủ ESX.
- VMkernel port : dùng để thực hiện tính năng vMotion, FT, kết nối đến các IP Storage (iSCSI, NAS, NFS) hoặc kết nối đến Management Network của máy chủ ESXi.
- Virtual Machine port group : dùng để kết nối với các máy ảo trên máy chủ ESX (ESXi).
- Uplink port: dùng để kết nối với các NIC thật trên máy chủ ESX (ESXi) cho phép lưu thông mạng giữa trong và ngoài máy chủ.
Một hệ thống mạng ảo hỗ trợ hai loại vSwitch sau:

- vNetwork Standard Switch : là vSwitch được cấu hình trên một máy chủ đơn lẻ. Một vNetwork Standard Switch có các tính năng gần như giống với một Switch vật lý ở Layer 2.
- vNetwork Distributed Switch: bao gồm các thành phần tương tự như vNetwork Standard Switch nhưng nó có tính năng như một vSwitch chung cho toàn bộ hệ thống các máy chủ có kết nối với nhau. Điều này cho phép các máy ảo duy trì được tính nhất quán trong việc cấu hình mạng ngay cả khi phải di chuyển qua nhiều máy chủ.

3.14. vStorage

Các loại công nghệ storage được hỗ trợ trong VMware vSphere gồm các loại sau:

- Direct Attached Storage (DAS): là hệ thống lưu trữ mà trên đó các HDD, thiết bị nhớ được gắn trực tiếp vào máy chủ qua các cổng SATA, SAS, SCSI...
- Storage Area Network (SAN): là một mạng được thiết kế để kết nối các máy chủ tới hệ thống lưu trữ dữ liệu gồm nhiề thiết bị lưu trữ như một khối chung duy nhất. Công nghệ kết nối thường được dùng là Fibre Channel (cáp quang).
- iSCSI SAN : iSCSI là Internet SCSI (Small Computer System Interface ), là một chuẩn cho phép truyền tải các lệnh SCSI qua mạng IP hiện có bằng cách sử dụng giao thức TCP/IP. Không như Fiber Channel (FC) SAN là phải xây dựng hạ tầng mạng mới, iSCSI SAN tận dụng hạ tầng LAN sẵn có (các thiết bị mạng, Swich... trên nền IP).
- Network Attached Storage (NAS) là công nghệ lưu trữ mà theo đó các thiết bị lưu trữ được gắn trực tiếp vào mạng IP và sử dụng các giao thức chia sẻ file (NFS, CIFS) để cho phép các thiết bị trên mạng IP truy cập vào.
Một kho dữ liệu (datastore) là một nơi lưu trữ vật lý được dùng để lưu trữ các file của máy ảo cũng như các loại dữ liệu khác. Tùy vào dạng storage mà ta sử dụng, datastore có thể chia thành hai định dạng sau:

- VMware vStorage VMFS: là một hệ thống file cluster, nó cho phép nhiều máy chủ vật lý có thể truy cập vào cùng một thiết bị lưu trữ tại cùng một thời điểm. VMFS được sử dụng với các thiết bị DAS, FC SAN, iSCSI SAN. Với VMFS ta có thể mở rộng phân vùng một cách dễ dàng và kích thước của một block là 8MB cùng với các subblock cho phép lưu trữ file từ lớn đến nhỏ một cách hiệu quả. VMFS cũng giúp thực hiện các công việc liên quan đến ảo hóa như: di chuyển máy ảo (vMotion, SvMotion), tự khởi động lại máy ảo khi máy chủ bị lỗi (HA, FT)...
- Network File System (NFS) : có tính năng tương tự như VMFS nhưng NFS datastore được sử dụng để kết nối các máy chủ với các thiết bị NAS thông qua giao thức chia sẽ file NFS
Nhằm mục đích tối ưu hóa việc sử dụng các thiết bị lưu trữ, VMware đã đưa vào vStorage chức năng Thin Provisioning. Thin Provisioning giúp nén dung lượng của máy ảo xuống bằng với dung lượng mà máy ảo sử dụng. Ta có thể chuyển đổi giữa định dạng thin và thick bằng Storage vMotion.


Share:

Monday, August 22, 2016

Trình soạn thảo nano và vi trong CentOS 7.0

1. Trình soạn thảo “nano”:

Là trình soạn thảo rất phổ biến và dễ dàng sử dụng trong linux, nano có thể đọc được mã Unicode và được cài mặc định trên hầu hết các bản phân phối của Linux.

Cách dùng nano cực kỳ đơn giản bới nano có hệ thống phím tắt được hiện thị ngay trên giao diện giúp người dùng có thể nhìn vào đó và thao tác dễ dàng.

Chỉnh sửa 1 file băng nano:
[root@quantrimangonline]# nano test.txt
Các phím tắt của nano:

Ctrl+G : Hiển thị hướng dẫn sử dụng nano

Ctrl+X : Thoát

Ctrl+O : Viết ra 1 file khác. Tính năng này cho phép bạn sau khi đã nhập 1 đoạn văn bản mà bạn lại muốn lưu nó sang 1 file mới. Hoặc bạn cũng có thể dùng tính năng này để sao chép nội dung file sang 1 file khác.

Ctrl+J : Đưa tất cả nội dung của file về 1 dòng

Ctrl+R : Mở 1 file khác

Ctrl+W: Tìm kiếm

Ctrl+Y: Quay lại trang trước

Ctrl+V: Tới trang kế tiếp

Ctrl+K: Khi con trỏ đặt tại đâu thì dòng đó sẽ bị cắt mất

Ctrl+U: Khôi phục dòng bị cắt bới Ctrl+K

Ctrl+C: Chỉ ra 1 số thông tin của ký tự cùng vị trí của con trỏ. Ví dụ như số dòng, số ký tự thứ bao nhiêu…

Ctrl+T: 1 số tính năng đặc biệt, hỗ trợ cho chính tả.

2. Trình soạn thảo “vi”:

Cũng giống như nano, vi cũng là trình soạn thảo rất phổ biến trong linux, nhưng so với nano thì vi có phần khó sử dụng hơn 1 chút. vi chạy ở 2 chế độ : dòng lệnh và soan thảo.

Chỉnh sửa 1 file băng vi:
[root@quantrimangonline]# vi test.txt


Khi mở file mặc định vi ở chế độ dòng lệnh, nhấn “i” hoặc “insert” để chuyển sang chế độ soạn thảo.
Sau khi kết thúc soạn thảo nhấn “Esc” để về chế độ dòng lệnh.
Một số thao tác với file ở chế độ dòng lệnh của vi:
:wq      -lưu và thoát
:w         -lưu vào tập tin mới
:q          -thoát nếu không có thay đổi
:q!        -thoát không lưu
Share:

Cập nhật hệ thống trên CentOS 7.0

Cập nhật hệ thống luôn là một vấn đề quan trọng mà các quản trị viên bắt buộc phải quan tâm. Việc cập nhật hệ thống giúp tăng cường về hiệu suất, các tính năng mới, giảm thiểu lỗi, cũng như giúp hệ thống bảo mật hơn.
YUM là một công cụ quản lý và cài đặt phần mềm trên các hệ thống Red Hat Linux. Ngoài chức năng sử dụng để cài đặt các gói phần mềm mới, YUM cũng được dùng để cập nhật hệ thống một cách tự động và tiện lợi chỉ với một vài dòng lệnh đơn giản.

YUM được viết tắt từ “Yellow dog Update, Modified” và phát triển bởi Duke University. Là tiện ích được cài đặt mặc định trong CentOS, để xem phiên bản của YUM sử dụng dòng lệnh: yum –version


Để cập nhật hệ thống, đơn giản chỉ cần sử dụng lệnh yum update: yum -y update

Ở ĐÂY LÀ DO HỆ THỐNG MÌNH ĐàĐƯỢC CẬP NHẬT RỒI NÊN NÓ KHÔNG THỂ CẬP NHẬT ĐƯỢC NỮA.
Share:

Cấu hình dịch vụ trên CentOS 7.0

Trong CentOS, các dịch vụ là một phần không thể thiếu được. Việc nắm bắt và quản lý các dịch vụ là một trong các nhiệm vụ của người quản trị viên hệ thống mạng Linux. Ngoài việc kiểm tra các dịch vụ hệ thống, kiểm tra trạng thái bật tắt của dịch vụ, người quản trị còn phải ngăn chặn hoàn toàn các dịch vụ không còn được sử dụng.

1. Kiểm tra các dịch vụ của hệ thống:

2. Dừng và vô hiệu hóa dịch vụ không cần thiết:
Tắt các dịch vụ không cần thiết là một điều cần chú ý trong quản trị hệ thống Linux. Bên cạnh việc giúp tối ưu hệ thống hơn, việc này còn giúp hệ thống được bảo mật hơn nhờ việc tối thiểu hóa các dịch vụ, các cổng hoạt động trên hệ thống. Trong ví dụ này, tôi sẽ thực hiện ngừng hoạt động của dịch vụ postfix cũng như ngăn nó khởi động cùng hệ thống.


3. Cấu hình các dịch vụ được quản lý bởi chkconfig:
Trong CentOS 7.0 hầu hết các dịch vụ đều được quản lý bởi systemctl, một số khác thì vẫn được quản lý bởi chkconfig. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng xem các dịch vụ được quản lý bới chkconfig cũng như cách tắt bật nó như thế nào:

# Kiểm tra các dịch vụ chạy với chkconfig:
[root@quantrimangonline ~]# chkconfig --list

# Ngăn dịch vụ netconsole khởi động cùng hệ thống
[root@quantrimangonline ~]# chkconfig netconsole off

Share:

Sunday, August 21, 2016

Cấu hình các thông số mạng trên CentOS 7.0

Trong bất kỳ một hệ thống mạng nào, thì cấu hình các thông số mạng luôn là điều cần thiết. Việc này giúp đảm bảo các máy trong hệ thống có thể giao tiếp, truyền tải thông tin được với nhau một cách bình thường. Bình thường, trong hệ thống Windows hay Linux thì các thông số này đều được gán một cách tự động thông qua DHCP. Tuy nhiên, ở khía cạnh máy chủ, cần sử dụng các IP tĩnh để có thể cung cấp các dịch vụ một cách ổn định nhất.

Các thông số mạng phổ biến đó là:

  1. Địa chỉ IP
  2. Mặt nạ mạng
  3. Gateway
  4. DNS Server
Trong phần tiếp theo này, tôi sẽ giới thiệu cách cấu hình các thông số mạng trong hệ điều hành Linux CentOS 7.0
Trong hệ điều hành Linux, thông thường chúng ta sẽ không cài giao diện, để giúp tối ưu về hiệu suất, do đó, hầu như mọi hoạt động cấu hình đều được thực hiện qua giao diện dòng lệnh (text-mode). Trong phần này  tôi sẽ đề cập cách cấu hình căn bản trước.

Dưới đây là thông số card mạng của tôi lúc ban đầu sau khi cài mặt định để chế độ DHCP


Giờ chúng ta bắt đầu cài đặt.

# Cài đặt gói net-tools sẽ bao gồm cả công cụ ifconfig và netstat
[root@quantrimangonline ~]# yum -y install net-tools
[root@quantrimangonline ~]# vi /etc/sysconfig/network-scripts/ifcfg-eno16777736
TYPE="Ethernet"
BOOTPROTO="none"   # thay đổi BOOTPROTO từ dhcp thành none
DEFROUTE="yes"
PEERDNS="yes"
PEERROUTES="yes"
IPV4_FAILURE_FATAL="no"
IPV6INIT="yes"
IPV6_AUTOCONF="yes"
IPV6_DEFROUTE="yes"
IPV6_PEERDNS="yes"
IPV6_PEERROUTES="yes"
IPV6_FAILURE_FATAL="no"
NAME="eno16777736"
UUID="596b691b-2ab5-492b-b41d-bf6e5afbd9bd"
DEVICE="eno16777736"
ONBOOT="yes"

Ta thiết lập thêm:
# Thiết lập địa chỉ IP tĩnh
IPADDR="192.168.1.29"
# Thiết lập mặt nạ mạng
NETMASK="255.255.255.0"
# Thiết lập cổng ra (gateway)
GATEWAY="192.168.1.1"
# Thiết lập máy chủ phân giải DNS
DNS1="8.8.8.8"

# Dừng và vô hiệu hóa NetworkManager
[root@quantrimangonline ~]# systemctl stop NetworkManager
[root@quantrimangonline ~]# systemctl disable NetworkManager
Removed symlink /etc/systemd/system/dbus-org.freedesktop.NetworkManager.service.
Removed symlink /etc/systemd/system/multi-user.target.wants/NetworkManager.service.
Removed symlink /etc/systemd/system/dbus-org.freedesktop.nm-dispatcher.service.

# Khởi động lại mạng
[root@quantrimangonline ~]# systemctl restart network 
[root@quantrimangonline ~]# chkconfig network on

# Xem thông số mạng
[root@quantrimangonline ~]# ifconfig
eno16777736: flags=4163<UP,BROADCAST,RUNNING,MULTICAST>  mtu 1500
        inet 192.168.1.29  netmask 255.255.255.0  broadcast 192.168.1.255
        inet6 fe80::20c:29ff:fe85:e433  prefixlen 64  scopeid 0x20<link>
        ether 00:0c:29:85:e4:33  txqueuelen 1000  (Ethernet)
        RX packets 13634  bytes 14552137 (13.8 MiB)
        RX errors 0  dropped 0  overruns 0  frame 0
        TX packets 6684  bytes 532785 (520.2 KiB)
        TX errors 0  dropped 0 overruns 0  carrier 0  collisions 0
lo: flags=73<UP,LOOPBACK,RUNNING>  mtu 65536
        inet 127.0.0.1  netmask 255.0.0.0
        inet6 ::1  prefixlen 128  scopeid 0x10<host>
        loop  txqueuelen 0  (Local Loopback)
        RX packets 0  bytes 0 (0.0 B)
        RX errors 0  dropped 0  overruns 0  frame 0
        TX packets 0  bytes 0 (0.0 B)

        TX errors 0  dropped 0 overruns 0  carrier 0  collisions 0



Share:

Cấu hình Firewall và SELinux trên CentOS 7.0

Ở mức độ căn bản này, thường CentOS server mới chỉ đóng vai trò là một Server nằm trong mạng cục bộ chứ không public ra ngoài Internet, do đó để các cấu hình về sau trở nên đơn giản hơn, chúng ta sẽ thực hiện tắt tính năng Firewall và SELinux trên CentOS đi.
Sau khi đã hoàn thiện các cấu hình căn bản cũng như các dịch vụ mạng trên CentOS, tôi sẽ giới thiệu đầy đủ hơn về Firewall khi đó đứng ở vai trò Public Server ngoài Internet.

1. Vô hiệu hóa Firewall trong CentOS 7:




2. Vô hiệu hóa SELinux trong CentOS 7:
[root@quantrimangonline ~]# vi /etc/selinux/config


# This file controls the state of SELinux on the system.
# SELINUX= can take one of these three values:
#     enforcing - SELinux security policy is enforced.
#     permissive - SELinux prints warnings instead of enforcing.
#     disabled - No SELinux policy is loaded.
SELINUX=disabled                     # thay đổi thành disabled
# SELINUXTYPE= can take one of these two values:
#     targeted - Targeted processes are protected,
#     minimum - Modification of targeted policy. Only selected processes are protected.
#     mls - Multi Level Security protection.
SELINUXTYPE=targeted

[root@quantrimangonline ~]# reboot               # Khởi động lại hệ thống

Share:

Saturday, August 20, 2016

Cấu hình tài khoản người dùng trên CentOS 7.0


Trong linux, mỗi user sẽ có một số id đặc trưng của riêng mình:
Id = 0 được gán mặc định cho tài khoản root. Id từ 1 -> 99 được dùng cho các tài khoản định trước. Id từ 100 trở lên được gán cho các tài khoản thường.

Các file định nghĩa thông tin người dùng:
/etc/passwd: chứa user login, password mã hóa, UID, GID, home directory, login shell
/etc/shadow: chứa thông tin tài khoản, mật khẩu mã hóa, lần thay đổi pass cuối cùng, ngày trước khi phải thay đổi pass, ngày sau khi phải thay đổi pass, ngày bị warn nếu không đổi pass
/etc/group: chứa thông tin tên nhóm, mật khẩu nhóm, GID, group member.

1. Thêm tài khoản người dùng mới:


2. Chuyển từ tài khoản thường sang tài khoản root:


3. Giới hạn tài khoản được phép chuyển sang root:

[root@quantrimangonline ~]# usermod -G wheel qtceo
[root@quantrimangonline ~]# vi /etc/pam.d/su
#%PAM-1.0
auth            sufficient      pam_rootok.so
#auth           sufficient      pam_wheel.so trust use_uid
# Bỏ dấu "#" tại dòng dưới đây
auth            required        pam_wheel.so use_uid
auth            substack        system-auth
auth            include         postlogin
account         sufficient      pam_succeed_if.so uid = 0 use_uid quiet
account         include         system-auth
password        include         system-auth
session         include         system-auth
session         include         postlogin
session         optional        pam_xauth.so

Share:

Friday, August 19, 2016

Linux CentOS 7.0

Hôm nay mình giới thiệu cho các bạn nội dung của phần cấu hình căn bản trên Linux CentOS 7.0.



  1. Tải về bản cài đặt CentOS
  2. Cài đặt và cấu hình Linux CentOS 7.0
  3. Cấu hình tài khoản người dùng trong Linux CentOS
  4. Cấu hình Firewall và SELinux trong CentOS
  5. Cấu hình thông số mạng trong CentOS 7.0
  6. Cấu hình dịch vụ trên CentOS 7.0
  7. Cập nhật hệ thống trên CentOS 7.0
  8. Trình soạn thảo nano và vi trong CentOS 7.0
  9. Desktop Environment CentOS 7.0
  10. Cài đặt phần mềm trong CentOS 7.0
  11. Phân quyền tài khoản người dùng trong CentOS 7.0
  12. Nén và giải nén trong CentOS 7.0
Share:

Cài đặt và cấu hình Linux CentOS 7.0

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các bước cài đặt hệ điều hành CentOS 7 – Hệ điều hành máy chủ Linux đang phổ biến nhất hiện nay !
Cài đặt và cấu hình CentOS 7
1. Mở đĩa cài đặt CentOS, lựa chọn Install CentOS 7 và nhấn Enter để bắt đầu quá trình cài đặt:
Mở đĩa cài CentOS và nhấn Enter để bắt đầu
2. Lựa chọn ngôn ngữ sẽ sử dụng trong suốt quá trình cài đặt:
Lựa chọn ngôn ngữ khi cài đặt CentOS3. Đây là màn hình mặc định cho các cấu hình căn bản, đầu tiên cần cấu hình múi giờ, chọn DATE & TIME.
Cấu hình về thời gian cho CentOS
4. Click trỏ chuột lên múi giờ tại nơi bạn đang sống rồi nhấn Done để hoàn tất:
Lựa chọn múi giờ trong cài đặt CentOS
5. Trở lại màn hình chính, click vào biểu tượng bàn phím.
Lựa chọn keyboard khi cài đặt CentOS
6. Nhấn dấu + để mở thêm danh sách bạn ngữ, lựa chọn kiểu bàn phím của bạn (nếu có), lựa chọn kiểu bàn phím và nhấn Add:
Lựa chọn kiểu bàn phím và nhấn Add
7. Sau khi lựa chọn thêm, thiết lập kiểu màn phím mặc định ở vị trí đầu tiên:
Lựa chọn thêm ngôn ngữ bàn phím
8. Trở về màn hình cài đặt, chắc chắn rằng phần SOFTWARE SELECTION được thiết lập chế độ cài đặt là Minimal Install. Sau đó click vào INSTALLATION DESTINATION để cấu hình ổ đĩa cài đặt:
Lựa chọn ổ đĩa cài đặt
9. Click lên ổ đĩa cần cài đặt rồi nhấn Done. Chú ý, nếu bạn muốn phân chia ổ đĩa thủ công theo cách riêng của bạn thì tick chọn I will configure partitioning:
cấu hình ổ đĩa cài đặt
10. Trở lại màn hình cài đặt, click NETWORK & HOSTNAME để cấu hình về mạng cho CentOS:
Cài đặt mạng cho CentOS
11. Cấu hình tên máy và thiết lập về ON tại phần thiết lập card mạng phía góc trên bên phải.

12. Nếu tất cả đã OK, nhấn Begin Installation để bắt đầu quá trình cài đặt
Bắt đầu quá trình cài đặt
13. Quá trình cài đặt bắt đầu sẽ yêu cầu thiết lập tài khoản root và một tài khoản người dùng thường, click vào từng phần để cấu hình:
Quá trình cài đặt bắt đầu
14. Trong phần cấu hình tài khoản root thiết lập mật khẩu và nhấn Done để kết thúc.
Thiết lập mật khẩu tài khoản root
15. Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, nhấn reboot để khởi động lại
Khởi động lại sau khi cài đặt xong CentOS
16. Sau khi khởi động lại, một màn hình đăng nhập sẽ xuất hiện, sẵn sàng cho việc sử dụng hệ thống CentOS 7.

Share:

Find us on Google Plus

Powered by Blogger.

QUẢN TRỊ VIÊN