Friday, May 6, 2016

Hướng dẫn cài đặt Hyper-V trên Windows Server

Để cài đặt Hyper-V, bạn mở công cụ Server Manager và kích liên kết Add Roles. Tiếp theo, trong hộp thoại Select Server Roles, bạn kích chọn vai trò Hyper-VĐến đây, bạn thực hiện các bước theo màn hình hướng dẫn để cài đặt Hyper-V lên máy chủ.
Khi màn hình Installation Results xuất hiện và yêu cầu khởi động lại máy tính, bạn thực hiện thao tác này để hoàn tất tiến trình cài đặt Hyper-V.
Tiếp theo, bạn tiến hành tạo các máy ảo trên Hyper-V. Để thực hiện, bạn mở màn hình Hyper-V Manager ở menu Start. Tiếp theo, bạn vào menu File New >Virtual Machine.
Trong các bước tiếp theo, bạn điền tên máy ảo, chỉ định vị trí lưu trữ, chỉ định kích thước RAM, chọn card mạng, tạo đĩa cứng ảo cho máy ảo của mình. Cuối cùng, trong màn hình Completing the New Virtual Machine Wizard, bạn bấm nút Finishđể tạo máy ảo.
Sau khi tạo xong máy ảo, bạn kích chuột phải lên máy ảo và chọn Connect. Tiếp theo, trong màn hình Virtual Machine Connection, bạn vào menu Action > Startđể bắt đầu cài đặt hệ điều hành lên máy ảo.
Share:

Tạo đám mây ảo bằng Hyper-V (Phần 6)

Quản Trị Mạng - Trong các bài trước, chúng ta đã tạo được một số file ảnh cho máy ảo và cũng cài đặt thành công SCVMM nhưng vẫn còn thiếu một mảnh ghép nữa. Lúc này, người dùng chưa có một giao diện để xây dựng máy ảo do vậy chúng ta sẽ cần thiết lập Self Service Portal nhằm cho phép người dùng hợp lệ tạo các máy ảo được cấu hình sẵn bên trên hạ tầng đám mây.
Self Service Portal (SSP) là một add-on miễn phí cho trình quản lý SCVMM. Với mục đích của chuỗi bài viết, ta sẽ sử dụng phiên bản SSP 2.0. Bạn có thể tải phiên bản về từ đây.

Cài đặt SSP

Sau khi đã tải về SSP, khởi chạy quá trình cài đặt bằng cách, kích đúp vào fileSetupVMMSSP.exe. Nhấn Install trên màn hình hiện ra để cài đặt.
Cửa sổ cài đặt chương trình xuất hiện. Màn hình đầu tiên sẽ hỏi người dùng có chấp nhận các điều khoản thỏa thuận hay không. Chọn Accept để chấp nhận sau đó nhấn Next. Màn hình kết tiếp sẽ hỏi người dùng có muốn cài đặt tùy chọn VMMSSP server, VMMSSP Website hoặc cả hai hay không, như hình dưới.
Trong triển khai thực tế, bạn có thể muốn cài đặt những tùy chọn này trên những server riêng rẽ do vấn đề về hiệu năng và tính bảo mật. Để đơn giản, ta sẽ chọn cài đặt cả hai thành phần trên cùng server.
Nếu quan sát kỹ hình trên, bạn sẽ nhận thấy rằng có một vài điều kiện yêu cầu để cài đặt hai tùy chọn này. VMMSSP server yêu cầu SCVMM và cơ sở dữ liệu SQL Server được cài. Đừng lo lắng vì ta đã cài chúng trong bài trước.
Trước khi tiếp tục, hãy kiểm tra lại phiên bản của SQL Server đang chạy trên server. SSP yêu cầu sử dụng SQL Server 2008. Nếu server hiện đang được cài SQL Server 2005 thì ta sẽ phải nâng cấp phiên bản trước khi tiếp tục (người dùng sẽ không thể nâng cấp nếu đang sử dụng bản Express Edition). Tất nhiên bạn cũng có thể chọn kết nối tới một phiên bản SQL Server 2008 trên một server khác.
Ở đây, ta giả sử SQL Server được cài cục bộ là bản 2005 Express Edition do đó phải cài bản SQL Server 2008 song song với phiên bản hiện tại.
VMMSSP Website yêu cầu Internet Information Services (IIS) và ASP.NET. Do IIS chưa chạy trên server nên hãy hủy cài đặt (trừ phi bạn dự định chạy thành phần website trên một server khác). Dưới đây là cách cài đặt IIS và sau đó quay lại điểm cài đặt SSP dở dang lúc này.

Cài đặt IIS

Để cài đặt IIS, mở Server Manager, kích vào thư mục Roles và nhấn Add Roles. Khi cửa sổ Add Roles hiện ra, kích vào Next để bỏ qua màn hình Welcome. Bây giờ, chọn tùy chọn Web Server (IIS) từ màn hình Select Server Roles như hình dưới và nhấn Next.
Nhấn Next một lần nữa để tới màn hình Select Role Services. Chọn ASP.NET. Nếu được hỏi có muốn thêm role service phụ hay không, chỉ cần kích vào nút Add Required Role Services.
Tuy nhiên, có một vài role service khác không được liệt kê trên hình đầu tiên ngoại trừ IIS và ASP.NET. Ta cần chọn thêm IIS 6 Management Compability. Bạn cũng sẽ cần chọn Windows Authentication role service.
Kích Next để xem những thành phần sẽ được cài. Nếu tất cả đều đúng, nhấn nútInstall. Khi quá trình cài đặt thành công, kích vào Close. Mặc dù cửa sổ cài đặt không yêu cầu phải khởi động lại server nhưng bạn nên khởi động lại máy để các bước triển khai còn lại trơn tru hơn.
Khi server khởi động lại, quay về Server Manager, kích vào thư mục Features và nhấn vào đường dẫn Add Features. Chọn tùy chọn Message Queuing. Nhấn Nextsau đó chọn Install để cài đặt tính năng Message Queuing. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, kích Close và khởi động lại server.

Tiếp tục cài đặt SSP

Bây giờ, IIS đã được cài đặt. Khởi chạy cửa sổ cài đặt SSP. Chấp nhận điều khoản cài đặt và chọn cài cả hai thành phần VMMSSP server và VMMSSP website và nhấn Next.
Chương trình cài sẽ mất một lúc để xác nhận các điều kiện. Nếu đã theo đúng hướng dẫn của bài thì mọi điều kiện đều phải thỏa mãn.
Nhấn Next để chọn đường dẫn cài đặt muốn sử dụng. Có thể lấy luôn đường dẫn mặc định và nhấn Next.
Màn hình kế tiếp sẽ hỏi tên server cơ sở dữ liệu. Ta có thể kết nối tới một phiên bản SQL Server hiện có hoặc tạo một bản mới.
Kích Next để nhập tài khoản Active Directory Domain Services cho server để dùng làm tài khoản dịch vụ của nó. Phần mềm mặc định sử dụng tài khoản quản trị domain nhưng tốt hơn nên tạo một tài khoản dịch vụ dành riêng.
Màn hình tiếp theo yêu cầu nhập tên server. Nếu đang cài các tùy chọn server và Website lên cùng một server thì bạn có thể chấp nhận thiết lập mặc định.
Bước tiếp theo là nhập danh sách quản trị viên trung tâm dữ liệu. Đây là những người sẽ có quyền truy cập đầy đủ đến SSP và sử dụng toàn bộ tính năng của nó.
Cuối cùng, bạn sẽ phải cung cấp tên cho IIS Website và cổng. Ở đây, do cổng 80 đã được sử dụng, ta phải chọn một cổng khác chuẩn (79).
Một màn hình hiển thị danh sách các tùy chọn đã được chọn xuất hiện. Nếu mọi thứ đều đúng, kích Install. Khi đó, một cảnh báo xuất hiện thông báo quá trình sẽ mất một lúc để hoàn thành. Nhấn Yes để cài đặt.
Sau khi cài xong, ta vẫn phải cấu hình phần mềm SSP trước khi sử dụng. Hình dưới là giao diện ban đầu của phần mềm.
Bây giờ, ta đã cài đặt xong SSP. Trong bài sau, ta sẽ học cách cấu hình cho SSP.
Share:

Tạo đám mây riêng bằng Hyper-V (Phần 5)

Quản Trị Mạng - Chuỗi bài viết đã tập trung chủ yếu vào việc tạo các file ảnh thực thi mà có thể được dùng để tạo những máy ảo mới trên đó. Tuy nhiên, những file thực thi này sẽ không mấy tác dụng trừ phi ta có hạ tầng đám mây riêng cho phép những người dùng hợp lệ tạo những máy ảo mới theo nhu cầu. Bài hôm nay sẽ hướng dẫn người dùng xây dựng hạ tầng này. Đám mây riêng của chúng ta sẽ xây dựng xung quanh Hyper-V, System Center Virtual Machine Manager và Self Service Portal của Microsoft.

Triển khai System Center Virtual Machine Manager

Việc tiếp theo cần làm là tiến hành triển khai System Center Virtual Machine Manager (SCVMM). Với mục đích bài viết, ta sẽ sử dụng System Center Virtual Machine Manager 2008 R2 bản SP1. Ngoài ra, ta cũng sử dụng Microsoft System Center Virtual Machine Manager Self-Service Portal 2.0 SP1. Người dùng có thể tải về tại đây.
Bạn có thể triển khai trực tiếp phần mềm này lên Hyper-V Server, nhưng nếu bạn có một server khả dụng khác thì tốt hơn nên sử dụng server đó thay thế do bạn thực sự không muốn ngốn tài nguyên Hyper-V Server mà nó có thể đang được dùng làm chủ các máy ảo. Bất kỳ máy ảo nào sử dụng cũng phải nằm trong domain đã tạo.
Từ đó, người dùng có thể bắt đầu quá trình cài đặt bằng cách, tra vào phương tiện cài đặt SCVMM. Khi màn hình cài đặt xuất hiện, kích vào đường dẫnVMMServer Setup để bắt đầu cài.
Lúc này, bộ cài sẽ giải nén một số file và sau đó hiển thị thỏa thuận điều khoản bắt buộc. Chọn tùy chọn chấp nhận điều khoản thỏa thuận và nhấn Next.
Màn hình kế tiếp sẽ hỏi người dùng có muốn sử dụng tính năng kiểm tra cập nhật của Microsoft hay không. Chọn Use Microsoft Update để được duy trì cập nhật và kích Next.
Màn hình tiếp theo sẽ hỏi người dùng có muốn tham gia chương trình cải thiện trải nghiệm khách hàng của Microsoft hay không. Nếu chấp nhận tham gia chương trình, System Center Virtual Machine Manager sẽ gửi cấu hình và dữ liệu sử dụng đến Microsoft. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng có muốn tham gia chương trình này hay không. Sau khi chọn, nhấn Next tiếp.
Tiếp theo, nhập tên người dùng và tên công ty vào màn hình đăng ký. Sau đó nhấnNext.
Bộ cài bây giờ sẽ tiến hành kiểm tra phần cứng và phần mềm như một điều kiện tiên quyết. Điều kiện phần mềm là:
  • Một hệ điều hành Windows Server được hỗ trợ (Danh sách các hệ điều hành được hỗ trợ xem tại đây).
  • Windows PowerShell (Windows Server 2008 R2 đòi hỏi PowerShell 2.0).
  • Windows Remote Management (WinRM). Thành phần này có trong Windows Server 2008 và Windows 2008 R2.
  • Microsoft .NET Framework từ bản 3.0 trở lên.
  • Bộ cài đặt Windows Automated từ 1.1 trở lên.
  • Phiên bản SQL Server được hỗ trợ.
  • Windows Server Internet Information Services (IIS) bản 7.0 trở lên. Những thành phần sau trong IIS được yêu cầu:
IIS 6 Metabase Compatibility
IIS 6 WMI Compatibility
Static Content
Default Document
Directory Browsing
HTTP Errors
ASP.NET
.NET Extensibility
ISAPI Extensions
ISAPI Filters
Request Filtering
Mặc dù có rất nhiều điều kiện nhưng không có gì đáng ngại. Nếu bạn đang cài đặt SCVMM bên trên Windows Server 2008 R2 thì không có vẻ gì bạn phải cài thêm bất kỳ thành phần nào trong những điều kiện trên. Hầu hết các điều kiện yêu cầu là các thành phần trong hệ điều hành và chương trình cài đặt sẽ cài chúng tự động nếu chúng chưa có. Mặc dù SQL Server không phải một thành phần trong hệ điều hành nhưng bộ cài sẽ cho bạn một tùy chọn cài đặt bản Express của SQL. Do đó, bạn không phải lo lắng về việc cài đặt SQL.
Chỉ cần kích chuột mà không cần quan tâm tới những điều kiện trên. Chương trình cài đặt sẽ kiểm tra các điều kiện và đặt đúng thứ tự cài các thành phần.
Sau khi hoàn tất kiểm tra điều kiện, nhấn Next. Nhập vị trí muốn cài SCVMM.
Nhấn Next sau đó thiết lập cấu hình cho SQL Server. Ta có thể chọn gắn với một SQL Server hiện hữu hay để bộ cài tạo SQL Server 2005 Express Edition SP3.
Màn hình kế tiếp rất quan trọng. Nó sẽ hỏi bạn thư mục chung lưu thư viện quản lý máy ảo. Thư viện quản lý máy ảo là một catalog các tài nguyên mà có thể được sử dụng để tạo các máy ảo.
Theo mặc định, chương trình cài đặt sẽ cố tạo một thư viện chung mới, nhưng do ta đã có thư mục chung nên hãy để chương trình cài đặt sử dụng thư mục chung mà chúng ta đã tạo trước đó.
Mục chung sử dụng phải được đặt vào server. Do vậy, nếu bạn đang cài đặt Virtual Machine Manager trên một server khác nơi bạn đã cài Deployment Workbench thì bạn sẽ phải sử dụng thư mục chung mặc định và sau đó sao chép thủ công nội dung đến thư viện.
Một khi đã chỉ định mục chung sử dụng cho thư viện máy ảo, kích Next, chấp nhận thiết lập mặc định về cổng truyền thông và tài khoản dịch vụ và nhấn Nextmột lần nữa.
Bây giờ, ta sẽ thấy màn hình tóm lược các thiết lập đã chỉ định. Hãy xác nhận lại các thiết lập đã chính xác. Sau đó nhấn nút Install. Sau khi cài đặt xong, nhấnClose.
Quá trình cài đặt tạo một thư mục Microsoft System Center tại thực đơn Start trên server, nhưng ta chỉ thấy Virtual Machine Manager help. Đó là do công cụ điều khiển quản trị chưa được cài đặt mặc định.
Để cài đặt công cụ điều khiển quản trị, tra vào phương tiện cài đặt SCVMM và chọn tùy chọn VMM Administrator Console từ màn hình cài đặt. Một cửa sổ cài đặt hiện ra. Sau khi chấp nhận các điều khoản thỏa thuận, ta chỉ cần sử dụng các tùy chọn mặc định để cài công cụ điều khiển quản trị.
Khi sử dụng công cụ lần đầu, ta phải nhập tên server và tên cổng cần sử dụng để kết nối tới server VMM, nhưng ta chỉ cần để mặc định.

Kết luận

Bây giờ, SCVMM đã được cài đặt. Giờ là lúc kích hoạt Self Service Portal. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện điều này.
Share:

Tạo đám mây riêng bằng Hyper-V (Phần 4)

Quản Trị Mạng - Bài viết trước đã hướng dẫn người dùng cách tạo file ảnh thực thi và gán file ảnh vào Windows Deployment services. Mặc dù file ảnh mà chúng ta đã tạo có thể khởi chạy được ngay nhưng nó thực sự chưa sẵn sàng đi vào sử dụng. Do ta đang tạo một đám mây riêng với mục tiêu cuối cùng là có thể tạo ra những máy ảo bên trên qua trình điều khiển dịch vụ (self-service console). Trước khi đạt được mục tiêu này thì file ảnh cần được chuẩn hóa.
Như các bạn đã biết thì mỗi bộ cài đặt Windows đều chứa thông tin như tên máy và SID để nhận dạng duy nhất máy tính trong mạng. Cũng như vậy, các máy ảo sử dụng hệ điều hành Windows không thể sao y được nếu chúng đang chạy một bộ cài đặt Windows thông thường, do quá trình sao y sẽ làm trùng lặp máy trên mạng. Trong trường hợp như vậy, ta cần chuẩn hóa file ảnh đã tạo. Việc chuẩn hóa sẽ gỡ bỏ thông tin nhận dạng vì thế máy ảo có thể được sao y bao nhiêu lần cũng được.
Bây giờ, hãy tạo và sau đó chuẩn hóa cho một máy ảo theo file ảnh đã có, bắt đầu bằng việc sử dụng một server đang chạy Hyper-V để tạo ra một máy ảo mới. Để làm điều này, mở trình quản lý Hyper-V Manager và chọn New|Virtual Machinetừ khung Actions. Khi cửa sổ cài đặt máy ảo mới hiện lên, kích Next để bỏ qua màn hình Welcome.
Trong bài trước, chúng ta đã tạo 2 file ảnh cho Windows 7 và Windows Server 2008 R2. Ở đây ta sẽ sử dụng file ảnh Windows 7. Do đó, chỉ định file ảnh Windows 7 làm tên máy ảo. Màn hình còn có tùy chọn cho phép quy định vị trí lưu máy ảo.
Nhấn Next để sang cửa sổ thiết lập bộ nhớ RAM cho máy ảo. Bộ nhớ Ram tối thiểu nên cấp là 1024MB.
Màn hình kế tiếp sẽ yêu cầu chỉ định cạc mạng cho máy ảo sử dụng. Mặc định thì các máy ảo không được cấu hình kết nối ra mạng nên hãy chắc chắn bạn đã chọn cạc mạng trước khi nhấn Next.
Tiếp theo, ta sẽ phải chỉ định dung lượng ổ đĩa cứng ảo. Nên cấp phát tối thiểu 50GB. Tuy nhiên, dù bạn có chỉ định kích thước ổ cứng tối đa 2040GB thì file ổ cứng ảo thực tế sẽ chỉ lớn bằng lượng dữ liệu được lưu trong nó.
Màn hình tiếp theo hỏi bạn có muốn cài đặt hệ điều hành không. Chọn tùy chọn cài đặt một hệ điều hành từ server cài đặt trên mạng, như hình dưới. Nhấn Finish để tạo máy ảo.
cài đặt

Cài đặt Windows

Khi bạn trở lại màn hình Hyper-V Manager, kích đúp vào máy ảo mới tạo. Máy ảo ban đầu ở chế độ tắt (power off), vì vậy hãy chọn Start từ thực đơn Action để bật máy. Sau vài phút khởi động, máy ảo được nhận một địa chỉ IP từ DHCP server. Khi đó, ta phải nhanh tay nhấn phím F12 để bắt đầu chế độ khởi động qua mạng. Lúc này, máy ảo sẽ tải một môi trường tiền khởi động cho Windows, như hình dưới.
tạo máy ảo
Hãy chắc chắn rằng đã chọn đúng bàn phím chuẩn và sau đó kích vào Run the Deployment Wizard to install a new Operating System. Tiếp theo, cung cấp username, tên miền và mật khẩu có thể dùng để kết nối tới thư mục chung.
Sau khi nhập thông tin nhận thực, nhấn OK. Chọn hệ điều hành muốn cài.
chọn OS
Kích Next để nhập tên máy. Tên máy được chọn không phù hợp do ta sẽ chuẩn hóa file ảnh, vì thế chỉ cần nhấn Next để chấp nhận tên mặc định.
Màn hình kế tiếp hỏi tên miền (domain) người dùng muốn gia nhập. Ta sẽ chưa tham gia miền nào lúc này. Thay vào đó chọn Join a Workgroup và nhấn Next. Chọn Do Not Restore User Data and Settings và nhấn Next một lần nữa.
Lúc này, hãy kiểm tra lại ngôn ngữ, định dạng giờ và bàn phím đã chọn rồi kích Next để chọn múi giờ.
Tiếp theo, chọn Capture an Image of this Reference Computer, như hình dưới. Trường Location phải trỏ đến thư mục chung và ta phải chỉ định tên nhận dạng cho file ảnh đang tạo.
thư mục chung
Kích Next sau đó nhấn Begin. Windows 7 bắt đầu được cài đặt.
cài đặt windows 7
Sau khi hoàn tất các bước cài đặt cơ bản, một file ảnh được tạo (loại file .WIM).
tạo file ảnh
Những thông tin nhận thực được nhập trước đó để file .WIM tạo được sau quá trinh cài đặt Windows được ghi vào thư mục chung qua đường dẫn ta đã cung cấp.

Kết luận

Bây giờ, chúng ta đã có một file ảnh chuẩn hóa có thể dùng để triển khai thêm nhiều máy ảo khác. Bản thân những máy ảo này sẽ nằm phía trên Hyper-V. Ở bài trước, chúng ta đã tạo file ảnh Hyper-V và file ảnh đó có thể được sử dụng để tạo nhiều server Hyper-V.
Tất nhiên, Hyper-V chỉ là một nền tảng làm chủ máy ảo. Hạ tầng đám mây riêng thực sự dẽ dựa trên trình quản lý máy ảo System Center Virtual Machine Manager và Self Service Portal phiên bản 2.0. Ở bài tiếp theo, ta sẽ học cách xây dựng hạ tầng đám mây riêng. Sau đó là cách sử dụng file ảnh vừa tạo để tự động tạo các máy ảo trong đám mây riêng.
Share:

Tạo đám mây riêng bằng Hyper-V (Phần 3)

Quản Trị Mạng - Trong bài trước, chúng ta đã tạo các chuỗi nhiệm vụ Hyper-V. giờ là lúc thực hiện thay đổi chuỗi nhiệm vụ này để có thể sử dụng chúng nhằm tạo các server Hyper-V quản lý máy ảo trong đám mây riêng.

Giới thiệu

Bài viết trước đã hướng dẫn người dùng cách giải nén nội dung phương tiện cài đặt Windows để tạo một file ảnh thực thi. Chúng ta đã tạo 2 chuỗi nhiệm vụ là triển khai Windows Server 2008 R2 chung và máy sử dụng Windows Server 2008 R2 chạy Hyper-V. Trong bài này, ta sẽ chỉnh sửa thiết lập chuỗi nhiệm vụ Hyper-V nhằm sử dụng để triển khai các server Hyper-V quản lý máy ảo trong đám mây.

Cấu hình lại chuỗi nhiệm vụ

Mở Deployment Workbench và tìm trong cây điều khiển đến Deployment Workbench|Deployment Shares|MDT Deployment Share|Task Sequences|OS Install. Bây giờ, kích chuột phải vào chuỗi nhiệm vụ ta đã tạo cho Hyper-V và chọn Properties từ thực đơn hiện ra. Bảng thuộc tính sẽ xuất hiện.
Chọn thẻ tab Task Sequence trong bảng thuộc tính. Thẻ tab này có thể dùng để sửa đổi chuỗi công việc hiện tại. Do ta đang tạo một server Hyper-V nên ta sẽ cần cài đặt nhiệm vụ cho Hyper-V server. Để làm điều này, chọn tùy chọn Tattoo từ chuỗi nhiệm vụ và sau đó chọn Roles|Install Roles and Features từ thưc đơn Add. Một khung thông tin chi tiết sẽ hiển thị một chuỗi các nhiệm vụ (role) và đặc tính có thể được cài đặt. Tích vào hộp Hyper-V (c64 only).
Hyper-V
Bạn nên tích vào hộp Multipath I/O (Core). Tùy chọn này giúp kết nối tới kho lưu trữ dễ dàng hơn sau này. Sau khi chọn các thành phần muốn cài, kích Applysau đó nhấn OK.

Cập nhật cho thư mục chung

Tới đây, người dùng phải cập nhật cho thư mục chung. Nếu không, chuỗi công việc nào được tạo sẽ không hoạt động. Để làm điều này, tìm qua cây điều khiển tớiDeployment Workbench|Deployment Shares|MDT Deployment Share. Tiếp theo, kích chuột phải vào thư mục MDT Deployment Share và chọn Update Deployment Share từ thực đơn hiện ra.
Một cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra hỏi người dùng có muốn tối ưu file ảnh khởi động cập nhật quá trình hay muốn tái tạo hoàn toàn file ảnh khởi động. Lúc này, chọn tái tạo hoàn toàn file ảnh khởi động như hình dưới.
Hyper-V2
Nhấn Next để thấy màn hình tổng kết xác nhận hành động đã chọn. Nhấn Next một lần nữa để tạo các file ảnh thực thi. Thời gian hoàn thành phụ thuộc cấu hình phần cứng.

Cài đặt các Windows Deployment Services

Bước tiếp theo là cài đặt các dịch vụ thực thi vào server đang chạy Deployment Workbench từ trình quản lý Server Manager. Mở Server Manager và chọn thư mục Roles. Kích vào đường dẫn Add Roles để Windows khởi chạy cửa sổ cài đặt Add Roles.
Nhấn Next để bỏ qua màn hình Welcome. Một màn hình sẽ hỏi người dùng muốn cài đặt cho nhiệm vụ nào. Chọn Windows Deployment Services và nhấn Next. Một màn hình giới thiệu về các dịch vụ thực thi xuất hiện. Kích Next để bỏ qua màn hình này.
Tiếp theo, chương trình sẽ hỏi dịch vụ (role service) nào mà người dùng muốn cài. Có hai tùy chọn: Deployment Server và Transport Server. Hãy chọn cả hai, như hình dưới.
Hyper-V3
Kích Next sau đó nhấn Install. Windows sẽ cài đặt Windows Deployment Services. Sau khi hoàn thành cài đặt, nhấn Close.

Cấu hình Windows Deployment Services

Bây giờ, Windows Deployment Services đã được cài đặt và phải được cấu hình. Tìm trong Server Manager đến Roles|Windows Deployment Services|Servers|<tên server>.
Hyper-V4
Kích chuột phải vào server và chọn Configure Server từ thực đơn. Khi cửa sổ cấu hình xuất hiện, nhấn Next để bỏ qua màn hình giới thiệu.
Màn hình kế tiếp yêu cầu cung cấp đường dẫn tới thư mục cài đặt đầu xa. Nếu có thể, người dùng nên lưu thư mục này ở một thư mục ngoài ổ C:.
Kích Next. Cửa sổ cài sẽ hỏi cách người dùng muốn server xử lý các yêu cầu từ máy khách. Chọn tùy chọn cho phép hổi đáp tất cả các máy khách (biết hay không biết) sau đó nhấn Next. Windows sẽ cấu hình và khởi động Windows Deployment Services. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy một màn hình hỏi có muốn bổ sung các file ảnh cho server bây giờ không. Tùy chọn này được kích hoạt mặc định nhưng bạn cần bỏ chọn nó do chúng ta đang dùng Deployment Workbench cho các file ảnh. Nhấn Finish để hoàn tất quá trình cấu hình.

Bổ sung các file ảnh

Bây giờ, hãy bổ sung một số file ảnh thực thi vào Windows Deployment Services. Để làm điều này, tìm trong Server Manager đến Role|Windows Deployment Services|Servers|<tên server>|Boot Images. Tiếp theo, kích chuột phải vào thư mục Boot Image và chọn add Boot Image. Ta sẽ phải nhập địa chỉ file ảnh Windows (file .WIM) muốn bổ sung. Kích vào Browse và tìm đường dẫn được dùng bởi thư mục chung mà bạn đã tạo qua Deployment Workbench. Trong bài trước, ta đã tạo thư mục chung tại C:\DeploymentShare vì thế đường dẫn sẽ làC:\DeploymentShare\Boot. Trong đường dẫn này có một file có tên LiteTouchPE_x64. Đó là file cần được nhập vì thế chọn nó và nhấn OK.
Hyper-V5
Kích Next để nhập tên file ảnh. Sau đó, nhấn Next một vài lần nữa để nhập file ảnh. Sau khi hoàn tất, kích Finish.

Kết luận

Ở thời điểm này, chúng ta đã tạo một file ảnh khởi động có thể được triển khai, tuy nhiên chúng ta vẫn còn một chặng đường dài nếu muốn sử dụng kỹ thuật này để tạo đám mây riêng.
Share:

Tạo đám mây riêng bằng Hyper-V (Phần 2)

Quản Trị Mạng - Bài viết sẽ tiếp tục đề cập tới các bước xây dựng một đám mây riêng bằng việc tập trung vào thủ tục tạo các file ảnh thực thi sẽ dùng trong đám mây.
Giới thiệu
Phần 1 của chuỗi bài này đã hướng dẫn các bạn cách tải về, cài đặt và cấu hình bộ công cụ Microsoft Deployment Toolkit. Hiện tại chúng ta đã tạo được một thư mục chung (deployment share) nên giờ là lúc bắt đầu tạo một số file ảnh của hệ điều hành mà chúng ta có thể làm chủ trong thư mục đó.

Bổ sung các hệ điều hành

Việc bổ sung hệ điều hành vào thư mục chung rất đơn giản. Khi bạn vào thư mục chung đã tạo trước đó, bạn sẽ thấy rằng thư mục chung chứa một thư mục con gọi là Operating Systems. Kích chuột phải vào thư mục và chọn New Folder từ thực đơn ngữ cảnh. Cửa sổ tạo thư mục mới được khởi chạy.
Màn hình khởi tạo sẽ yêu cầu đặt tên và mô tả cho thư mục. Ở đây ta đặt tên thư mục là Windows Server 2008 R2. Sau đó, nhấn Next. Kiểm tra lại thông tin vừa nhập trong màn hình tổng kết và nhấn Next. Khi Windows tạo xong thư mục, nhấnNext tiếp.
Sau khi tạo xong thư mục cho hệ điều hành, tạo thêm bất kỳ thư mục nào mà bạn có thể cần. Trong bài này, ta sẽ tạo một thư mục Windows Server 2008 R2 và thư mục Windows 7.
deployment share
Tiếp theo, nhập các file của hệ điều hành vào thư mục đã tạo. Cho đĩa cài của hệ điều hành muốn nhập vào máy, kích chuột phải vào thư mục đã tạo và chọnImport Operating System từ thực đơn ngữ cảnh. Windows sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt Import Operating System Wizard.
Màn hình đầu tiên yêu cầu cung cấp loại hệ điều hành mà bạn muốn thêm. Chọn tùy chọn Full Set of Source Files và nhấn Next. Tiếp theo, dẫn đến file nguồn bằng cách trỏ tới ổ DVD.
Kích Next để đặt tên cho thư mục đích. Thư mục đích được quảng bá tự động và mặc định có thể phù hợp với mục đích của bạn. Trong bài này, chương trình tự động đặt tên thư mục đích là Windows Server 2008 R2x64.
Nhấn Next để xem thông tin tổng quát về những tùy chọn ta đã cung cấp. Giả sử mọi thứ đều ổn, nhấn Next. Chương trình bây giờ sẽ nhập hệ điều hành từ phương tiện cài đặt. Thời gian hoàn thành phụ thuộc vào cấu hình server và hệ điều hành được chọn. Sau khi hoàn thành, toàn bộ các bản Windows khác nhau được liệt kê trong thư mục tương ứng.
chuỗi nhệm vụ

Xây dựng chuỗi nhiệm vụ (task sequence)

Tiếp theo, chúng ta sẽ triển khai một server quản lý máy ảo và một số server chủ Hyper-V. Tuy nhiên, không cần phải tạo những server này một cách thủ công do ta đã tạo một file ảnh thực thi. Các file ảnh thực thi sau cùng thì được dùng để tạo các máy ảo bên trong đám mây riêng, nhưng lúc này chúng ta cũng có thể dùng nó để xây dựng hạ tầng đám mây ảo. Bước đầu tiên là xây dựng chuỗi nhiệm vụ được sử dụng để thực thi một máy chạy Windows Server 2008 R2 chung.
Để tạo chuỗi nhiệm vụ này, vào thư mục chung và sau đó kích chuột phải vào thư mục Task Sequences. Chọn New Folder từ thực đơn ngữ cảnh và sau đó sử dụng cửa sổ cài để tạo một thư mục có tên OS Install. Khi thư mục được tạo, kích chuột phải vào thư mục và chọn New Task Sequence từ thực đơn ngữ cảnh.
Windows bây giờ sẽ khởi chạy cửa sổ cài đặt Task Sequence. Đầu tiên ta phải cấp mã nhận dạng cho nhiệm vụ đang tạo và đặt tên nhiệm vụ. Trong bài này, ta đặt tên chuỗi nhiệm vụ là Windows Server 2008 R2 và sử dụng ID là W2K8R2G.
Sau khi nhập tên và ID, nhấn Next. Chương trình sẽ hỏi loại khuôn mẫu nhiệm vụ muốn sử dụng. Chọn tùy chọn Standard Server Task Sequence và nhấn Next.
Bây giờ, chọn hệ điều hành muốn thực hiện như một phần của nhiệm vụ và nhấnNext. Màn hình sau đó đưa ra tùy chọn chỉ định một product key. Nếu có nhiều khóa kích hoạt cho Windows Server 2008 R2 hì hãy nhập vào tại đây. Nếu không, chọn tùy chọn không chỉ định product key lúc này.
Nhấn Next để nhập tên người dùng, tên tổ chức và trang chủ cho Internet Explorer. Nhập thông tin và kích Next. Tiếp theo, bạn phải nhập mật khẩu quản trị nội bộ sẽ được dùng trên các server được triển khai từ file ảnh này.
Nhấn Next để xem lại các tùy chọn chuỗi nhiệm vụ. Nếu tất cả đều đúng, kíchNext để tạo chuỗi. Khi quá trình hoàn tất, nhấn Finish. Bạn sẽ thấy chuỗi nhiệm vụ mới được liệt kê trong thư mục OS Install.
Windows server 2008
Như đã đề cập trước đó, chúng ta sẽ sử dụng các file ảnh thực thi để xây dựng hạ tầng đám mây riêng và cuối cùng là tạo các máy ảo trong đám mây. Do chúng ta sẽ sử dụng các file ảnh để giúp tạo hạ tầng đám mây riêng nên sẽ cần một chuỗi nhiệm vụ mà có thể được dùng để triển khai một server Hyper-V.
Bây giờ, tạo một chuỗi nhiệm vụ giống như chuỗi chung ta vừa tạo. Điểm khác biệt là tên và ID chuỗi này phản ánh rằng nó sẽ được dùng để triển khai các server chủ Hyper-V. Phần tiếp theo sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi chuỗi nhiệm vụ để cho phép hoàn thành nhiệm vụ mong muốn.

Kết luận

Bây giờ chúng ta đã tạo một số file ảnh thực thi. Đã đến lúc thực hiện một số thay đổi nho nhỏ với các chuỗi nhiệm vụ và sau đó bắt đầu triển khai các server hạ tầng.
Share:

Find us on Google Plus

Powered by Blogger.

QUẢN TRỊ VIÊN