Là trình soạn thảo rất phổ biến và dễ dàng sử dụng trong linux, nano có thể đọc được mã Unicode và được cài mặc định trên hầu hết các bản phân phối của Linux.
Cách dùng nano cực kỳ đơn giản bới nano có hệ thống phím tắt được hiện thị ngay trên giao diện giúp người dùng có thể nhìn vào đó và thao tác dễ dàng.
Chỉnh sửa 1 file băng nano:
[root@quantrimangonline]# nano test.txt
Các phím tắt của nano:
Ctrl+G : Hiển thị hướng dẫn sử dụng nano
Ctrl+X : Thoát
Ctrl+O : Viết ra 1 file khác. Tính năng này cho phép bạn sau khi đã nhập 1 đoạn văn bản mà bạn lại muốn lưu nó sang 1 file mới. Hoặc bạn cũng có thể dùng tính năng này để sao chép nội dung file sang 1 file khác.
Ctrl+J : Đưa tất cả nội dung của file về 1 dòng
Ctrl+R : Mở 1 file khác
Ctrl+W: Tìm kiếm
Ctrl+Y: Quay lại trang trước
Ctrl+V: Tới trang kế tiếp
Ctrl+K: Khi con trỏ đặt tại đâu thì dòng đó sẽ bị cắt mất
Ctrl+U: Khôi phục dòng bị cắt bới Ctrl+K
Ctrl+C: Chỉ ra 1 số thông tin của ký tự cùng vị trí của con trỏ. Ví dụ như số dòng, số ký tự thứ bao nhiêu…
Ctrl+T: 1 số tính năng đặc biệt, hỗ trợ cho chính tả.
2. Trình soạn thảo “vi”:
Cũng giống như nano, vi cũng là trình soạn thảo rất phổ biến trong linux, nhưng so với nano thì vi có phần khó sử dụng hơn 1 chút. vi chạy ở 2 chế độ : dòng lệnh và soan thảo.
Chỉnh sửa 1 file băng vi:
[root@quantrimangonline]# vi test.txt
Khi mở file mặc định vi ở chế độ dòng lệnh, nhấn “i” hoặc “insert” để chuyển sang chế độ soạn thảo.
Sau khi kết thúc soạn thảo nhấn “Esc” để về chế độ dòng lệnh.
Một số thao tác với file ở chế độ dòng lệnh của vi:
:wq -lưu và thoát
:w -lưu vào tập tin mới
:q -thoát nếu không có thay đổi
:q! -thoát không lưu
0 comments:
Post a Comment