Sunday, August 14, 2016

Cài đặt Webserver, PHP, Mysql, Mod Security trên CentOS 6.x Phần 1

1.Lệnh YUM 
YUM thì được sử dụng trong một số bản của dòng linux như là Redhat, CentOS & Fedora. YUM sử dụng các gói RPM (đươc lưu giữ & chia sẽ trên internet) để tải xuống và cà đặt mới phần mềm cho Server của bạn. Quản trị viên Linux phải học cách sử dụng YUM để thêm / gỡ bỏ các gói trên hệ thống Linux và duy trì cho các máy chủ Linux an toàn.
• Lệnh cập nhật một gói RPM cài đặt với YUM
# yum update tên_gói
• Lệnh cài đặt các gói RPM với YUM
# yum install tên_gói
• Lệnh gỡ bỏ các gói cài đặt bằng cách sử dụng YUM
# yum remove tên_gói
Hoặc # yum erase tên_gói
Trước khi cài đặt gói thì ta có thể kiểm tra xem gói đó đã được cài đặt trên CENTOS bằng lệnh rpm –qa tên_gói
2. Cài đặt Webserver Apache
Dịch vụ Webserver Apache chính là httpd, để cài đặt gói này ta dùng lệnh
#yum install httpd
Sau khi cài xong, ta khởi động dịch vụ bằng lệnh
/etc/init.d/httpd start
Hoặc #service httpd start
+ Thiết lập để dịch vụ tự khởi động cùng hệ thống với các chế độ của CENTOS bằng lệnh:
#chkconfig–levels35httpd on
+ Sau khi cài Apache, đường dẫn mặc định chứa code của website  /var/www/html, và file cấu hình được lưu tại /etc/httpd/conf/httpd.conf. Và các file chứa các cấu hình mở rộng được lưu tại: /etc/httpd/conf.d/
3. Cài đặt cơ sở dữ liệu MySQL
# yum install mysql mysql-server
Để MySQL có thể tự khởi động cùng hệ thống:
# chkconfig –levels 235 mysqld on
# /etc/init.d/mysqld start
(Hoặc service mysqld restart)
Mặc định, tài khoản root để đăng nhập vào Mysql chưa thiết lập mật khẩu, và một số các dữ liệu test chưa được gỡ bỏ, để an toàn cho hệ thống, bạn nên thiết lập các thông số trên bằng lệnh
# mysql_secure_installation
Thông tin trên màn hình hiển thị như bên dưới:
# mysql_secure_installation
Ta điền các thông tin theo hướng dẫn:
Set root password? [Y/n] <– ENTER
New password: <– yourrootsqlpassword
Re-enter new password: <– yourrootsqlpassword
Password updated successfully!
Reloading privilege tables..
… Success!
Remove anonymous users? [Y/n] <– ENTER
… Success!
Disallow root login remotely? [Y/n] <– ENTER
… Success!
Remove test database and access to it? [Y/n] <– ENTER
– Dropping test database…
… Success!
– Removing privileges on test database…
… Success!
Reload privilege tables now? [Y/n] <– ENTER
… Success!
4.Cài đặt PHP
# yum install php
Bạn phải khởi động lại dịch vụ Apache khi cài xong php
# /etc/init.d/httpd restart
5. Kiểm tra cài đặt PHP
Tạo một file bằng lệnh php bằng lệnh vi trong thư mục gốc.
# vi /var/www/html/phpinfo.php
Nhập với nội dung:<?phpphpinfo();?>
Kế đó bạn vào trình duyệt gõ: http://localhost/phpinfo.php
6. Cài phpMyAdmin
Để quản lý cơ sở dữ liệu trên MySQL Server một cách dễ dàng hơn thì chúng ta cần phải có công cụ quản lý. Một trong những công cụ quản lý, thao tác cơ sở dữ liệu của MySQL được dùng khá phổ biến hiện nay là phpMyAdmin
Yêu cầu: Đã cài đặt MySQL
Bước 1: MỞ EPEL REPO
phpMyAdmin mặc định không có sẵn trong RHEL / CentOS repo. Vì vậy cần mở EPEL repo như sau: (Extra Packages for Enterprise Linux (or EPEL) là gói dùng để nâng cao chất lượng dịch vụ trong Red Hat Enterprise Linux (RHEL),CentOS and Scientific Linux )
Bản 32bit
Hoặc ta có thể tham khảo tại đây:
Và tham khảo các phiên bản của CENTOS
Bước 2: CÀI ĐẶT PHPMYADMIN:
Gõ lệnh như bên dưới:
# yum -y install phpmyadmin
(tham số -y là trả lời yes cho các câu hỏi)
+ Sau khi cài xong bạn có thể đăng nhập http://localhost/phpmyadmin trên chính server với user root và pass khi ta thiết lập Mysql
BƯỚC 3: CẤU HÌNH PHPMYADMIN  (nếu bạn muốn ngồi trên máy client truy nhập phpmyadmin)
Để có thể truy cập từ xa bằng các browser của máy client, chúng ta cần sửa lại nội dung của filephpMyAdmin.conf:
# vi /etc/httpd/conf.d/phpMyAdmin.conf
Bạn sẽ thấy nội dung như sau:
<Directory “/usr/share/phpmyadmin”>
Order Deny,Allow
Deny from all
Allow from 127.0.0.1
</Directory>
Ở dòng “Allow from 127.0.0.1” bạn điền vào các ip của các máy client có thể truy cập vào phpMyAdmin, hoặc bạn cũng có thể mở cho tất cả các client đều được phép truy cập bằng cách sửa lại là “Allow from all”.
Bước 4: THIẾT LẬP TÊN VÀ MẬT KHẨU ĐỂ ĐĂNG NHẬP VÀO PHPMYADMIN
Mở file config.inc.php:
vi /usr/share/phpmyadmin/config.inc.php
Thêm vào như sau:
$cfg[‘Servers’][$i][‘user’] = ‘test’;
$cfg[‘Servers’][$i][‘password’] = ‘123456’;
Bước 5: KHỞI ĐỘNG LẠI APACHE
Chúng ta cần khởi động lại Apache:
service httpd restart
Bây giờ, bạn có thể truy cập vào phpMyAdmin bằng địa chỉ:
http://IP_của_server/phpmyadmin
Có thể sẽ có một browser popup xuất hiện và yêu cầu bạn nhập vào username và password khi bạn truy cập vào phpMyAdmin với tài khoản được chỉ ra ở trên.
Chúc các bạn thành công!
Share:

0 comments:

Post a Comment

Find us on Google Plus

Powered by Blogger.

QUẢN TRỊ VIÊN